2. Kỹ thuật thiết kế nhà nuôi yến và nuôi yến chất lượng
Để nuôi yến thành công và gặt hái được nhiều lợi nhuận, chủ đầu tư phải biết cách làm nhà nuôi yến kết hợp cùng những kỹ thuật cần thiết để dẫn dụ chim yến về sinh sống và làm tổ. Dưới đây là 1 số kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến cũng như cách nuôi chim yến các bạn có thể tham khảo
2.1 Nhiệt độ, độ ẩm trong quy trình thiết kế nhà nuôi yếnKết cấu bên trong khi thiết kế nhà nuôi yến sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên tại khu vực nuôi yến. Thông thường, nhiệt độ thích hợp để nuôi yến được duy trì trong khoảng từ 27 - 29 độ. Với nhiệt độ này, chim yến có thể sinh sống, làm tổ và đẻ con.
Độ ẩm cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản lượng chim yến. Độ ẩm tốt nhất trong nhà nuôi yến duy trì từ 70% - 85% . Trong quá trình vận hành cần duy trì cho nhà yến nằm trong biên độ độ ẩm và nhiệt độ này.
2.2 Kích thước phòng lượng
Khác với những loài chim khác, chim yến có tập tính bay lượn trước khi vào phòng. Vậy nên, phòng bay lượn cho chim cũng nên được chú trọng. Diện tích phòng bay lượn khoảng 5x5m, kích thước thông tối thiểu giữa các tầng là 4x4m
2.3 Ánh sáng trong nhà nuôi yến
Chim yến thường tập trung sống ở các hang động, các đảo xa ngoài biển. Dựa theo đó, ta thấy loài chim này thích những nơi tối, ẩm và mát mẻ. Vậy nên, nhà yến cũng phải được xây dựng và điều chỉnh sao cho thích hợp với môi trường vốn có của nó. Theo các nhà nghiên cứu, ánh sáng trong nhà nuôi yến nằm trong khoảng từ 0,02 - 0,2 lux.
Ngoài ra, để điều chỉnh ánh sáng trong phòng nuôi yến, bạn có thể dựng các vách ngăn mềm để làm tối các góc phòng khiến chim an tâm sinh sống và duy trì nòi giống.
2.4 Khoảng cách lỗ bay cho chim yếnLỗ ra vào cho chim yến cũng không kém phần quan trọng. Dựa vào thiết kế nhà nuôi yến mà xây lỗ ra vào cho chim. Thông thường, diện tích lỗ ra vào chim yến khoảng 20 x 30 cm, 40 x 60 cm hoặc 40 x 80 cm.
2.5 Dàn khung cho chim làm tổVề nguyên tắc, chim yến sẽ đến sinh sống và làm tổ trong nhà yến. Do đó, ngoài việc tạo cho chim nơi ở thì cũng nên thiết kế dàn khung cho chim làm tổ. Việc làm dàn khung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chim làm tổ được nhiều hơn và chủ nhà có thể hoàn toàn kiểm soát cũng như thu hoạch dễ dàng tổ yến hơn.
2.6 Thiết kế dàn khung làm tổ cho chim yến cần chú ý 1 số yêu cầu sau
Dàn khung không quá cứng, đủ mềm để chim làm tổ được dễ dàng. Dàn khung thấm hút nhanh để nước bọt chim yến nhanh khô. Ngoài ra, dàn khung cần nhẵn, sạch, không chứa dầu, màu,..
Độ dày khung phù hợp nhất là 3cm, bề rộng tầm 15cm, khu vực lạnh có thể bề rộng 20cm. Nếu thiết kế dàn khung nhỏ hơn những kích thước trên thì yến sẽ đặt ức lên vành cổ khiến tổ bị dính lông.
Người ta có thể lắp dàn khung nuôi yến với nhiều mô hình khác nhau. Với mô hình xây dựng dàn khung hiện đại thì các dàn khung được sắp xếp theo dạng ma trận, tức là thanh ngang và thanh dọc được sắp xếp với diện tích 30 x 100 cm. Hệ thống này sẽ tạo được nhiều gốc. Nhưng nhiều người lại chọn phương án lắp dàn khung cố định sát với trần nhà bằng các bulong hoặc vít gắn với trần cố định.
3. Dịch vụ tư vấn thiết kế nhà nuôi yến
Cùng với sự phát triển mô hình nuôi chim yến trong nhà, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều cơ sở tư vấn, thiết kế nhà nuôi yến, xây dựng nhà nuôi yến hay tư vấn kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến.
- Tư vấn thiết kế nhà yến
- Xây dựng nhà yến giá rẻ
- Sửa chữa bảo trì nhà yến
- Tư vấn kỹ thuật và công nghệ
- Theo dõi chăm sóc nhà yến
- Tư vấn khai thác và chế biến
- Tư vấn thiết kế nhà nuôi yến
Nhiều người cho rằng chỉ cần xây nhà trong khu vực có chim yến sinh sống rồi ngồi chờ “thời” ngày chim về trú ngụ. Thực chất, để dẫn dụ chim yến về sống không hề đơn giản. Xây dựng nhà yến phải bảo đảm các chỉ số về ánh sáng, không khí, thiết kế, độ ẩm, nhiệt độ, mùi,... sao cho phù hợp với tập tính sống của loài chim.
Các chỉ số cơ bản mà người nuôi yến trong nhà cần phải nắm đó là:
- Bố trí hợp lý các vách ngăn trong nhà yến .
- Khoảng cách của lỗ thông hơi.
- Diện tích lỗ thu chim.
- Lắp đặt ván làm tổ và bố trí loa hợp lý
- Hệ thống tạo ẩm
- Hệ thống tạo mùi
- Phòng chống thiên địch.
Do đó, để nghề nuôi yến thực sự là nghề “hái ra tiền” thì bước đầu tiên phải xây dựng được nhà yến chuẩn chất lượng.
Xây dựng nhà yến là một việc, duy trì hoạt động để nhà yến luôn hiệu quả là 1 chuyện khác. Thấu hiểu tầm quan trọng của nhà yến trong quá trình nuôi yến và cho yến làm tổ.
-----
Để chim yến sinh trưởng và phát triển tốt, cho ra nhiều tổ thì việc theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời những biến động và tìm hướng giải quyết sẽ giúp việc nuôi yến mang lại hiệu quả cao hơn. Một trong những vấn đề nuôi chim yến hay gặp phải đó là:
Thiên địch: Chim yến có rất nhiều thiên địch. Một trong số đó có thể kể đến là: rắn, cú mèo, chuột, kiến,... Đây là vấn đề thương xuyên xảy ra với nghề nuôi yến nhưng hướng giải quyết triệt để vẫn chưa được tối ưu. Do vậy, để giảm bớt nguy cơ số lượng chim yến suy giảm do ảnh hưởng của thiên địch thì bà con cần phải rào chắn cẩn thận, có biện pháp phòng ngừa, đuổi thiên địch giúp chim yến an tâm sinh sống và làm tổ.
Chăm sóc: Trong nhà yến, các hệ thống phục vụ cho quá trình chim trú ngụ và làm tổ dường như đã đầy đủ. Có nhiều trường hợp trên thông số thì máy móc vẫn hoạt động bình thường nhưng trên thị tế một số bộ phận đã xuống cấp như: máy phun sương tạo ẩm, loa, ván bị mối mọt,... Do vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra để thay thế nếu cần thiết
Dịch bệnh: Chim yến là loài chim sống hoang dã. Người nuôi yến không phải mất công cung cấp thức ăn cho chim vì chúng đi kiếm ăn từ sáng sớm và về lại nhà khi trời bắt đầu sập tối. Nhưng, mối nguy hiểm ở đây là chim bị dịch bệnh và lan truyền khiến số lượng và chất lượng yến bị ảnh hưởng.
Tư vấn khai thác và chế biến
Địa chỉ: 895 Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân
Điện thoại: 0928 223355
Email: caycanhvinhnhi@gmail.com
Website: www.hoakiengvinhnhi.com.vn